1. Vị trí kỹ sư cơ điện là gì?
Kỹ sư cơ điện có tên tiếng Anh là Mechanical & Electrical Engineer, vì thế vị trí này hay được gọi là kỹ sư M&E. Hệ thống công việc M&E được chia làm 4 hạng mục chính:
● Hệ thống điện.
● Hệ thống thông gió và điều hòa không khí.
● Hệ thống thiết bị cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh.
● Hệ thống báo cháy, chữa cháy.
Khi nói về kỹ sư M&E là nhắc tới những người bao quát phần công việc của phần cơ và phần điện. Tuy nhiên, trong mỗi hạng mục chính sẽ có kỹ sư chuyên môn phụ trách riêng. Kỹ sư M&E vẫn có thể nắm vững kiến thức tốt của hai phần này nhưng không có nghĩa phải thông thạo kỹ thuật của cả hai.
Vị trí việc làm kỹ sư cơ điện - Ảnh: Internet
Theo đó, kỹ sư cơ điện là người phụ trách công việc tư vấn bản vẽ, lắp đặt, thiết kế, thi công cho các hạng mục về cơ điện của tất cả công trình xây dựng như tòa nhà, chung cư, trường học, bệnh viện, cửa hàng,... Với vai trò đảm nhiệm các công việc vận hành, theo dõi, giám sát các hoạt động về máy móc, thiết bị cơ điện, kỹ sư cơ điện là vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
2. Mô tả chi tiết công việc của một kỹ sư cơ điện
2.1 Tư vấn thiết kế và thi công hệ thống cơ điện
● Kỹ sư cơ điện sẽ đi khảo sát thực tế tại nơi xây dựng, công trình để nắm bắt tình hình, không gian, bối cảnh. Từ đó sẽ đưa ra phương án thi công cơ điện phù hợp.
● Xem xét bản vẽ từ bộ phận thiết kế, kỹ sư xây dựng và đưa ra tư vấn tối ưu cho việc thực thi thiết kế.
Khảo sát thực tế tại công trình - Ảnh: Internet
2.2 Thống kê số lượng và khối lượng vật tư, lập kế hoạch dự án thi công
● Tính toán và thống kê số lượng, khối lượng vật tư cần thiết để thi công. Lên hồ sơ dự toán nguyên vật liệu cho công trình.
● Hướng dẫn, hỗ trợ đội thi công kiểm tra chất lượng, thông số các vật tư theo danh sách.
● Tổ chức đội ngũ thi công và giám sát quá trình thi công các hạng mục theo đúng tiến độ.
2.3 Thiết kế hệ thống cơ điện
● Sau khi phương án thi công đã được phê duyệt, kỹ sư cơ điện tiến hành triển khai thiết kế, đảm bảo thời gian thực hiện đúng quy trình, đúng thời hạn.
● Dựa trên tình hình thực tế mà có thể linh động chỉnh sửa hoặc bổ sung cho các hạng mục cơ điện.
● Kiểm tra, rà soát bản vẽ theo đúng yêu cầu của chủ dự án để hoàn thiện bản vẽ.
Hoàn thiện bản vẽ kỹ thuật với bộ phận thiết kế - Ảnh: Internet
2.4 Tư vấn, lựa chọn vật tư phù hợp cho công trình
Tư vấn, lựa chọn vật tư cho chủ dự án theo đúng quy chuẩn, chất lượng và tiết kiệm. Đứng ra chịu trách nhiệm làm việc với bên phân phối và ký hợp đồng.
2.5 Hướng dẫn thi công, vận hành hệ thống cơ điện
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, kỹ sư cơ điện là người chịu trách nhiệm trong việc thi công, vận hành hệ thống cơ điện theo đúng bản thiết kế được phê duyệt. Đối với những công trình có quy mô rộng lớn, cần nhiều nguồn nhân lực thì kỹ sư cơ điện sẽ là người hướng dẫn, điều lệnh cho nhóm thợ phụ trách công việc lắp đặt thiết bị.
2.6 Bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống cơ điện
Tiến hành việc kiểm tra định kỳ và bảo dưỡng hệ thống cơ điện theo sự phân công của cấp trên. Giải quyết và khắc phục các lỗi về điện, đảm bảo sự an toàn cho người dùng trong khu vực sử dụng.
3. Những kỹ năng cần có đối với kỹ sư cơ điện
3.1 Kỹ năng xử lý vấn đề
Liên quan đến các vấn đề về điện thì quả thật có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tùy mỗi vấn đề xảy ra sẽ cần một giải pháp giải quyết riêng biệt. Kỹ sư cơ điện khi gặp vấn đề cần nhanh chóng sử dụng năng lực của bản thân để giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt.
3.2 Kỹ năng phân tích
Như đã nói ở trên, trong suốt quá trình làm việc thì người kỹ sư cơ điện gặp rất nhiều vấn đề. Trong những tình huống này, ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ sư cơ điện cũng cần có kỹ năng phân tích để xem xét, xử lý theo hướng tốt nhất. Nên áp dụng cách này hay biện pháp kia để triển khai theo cách phù hợp.
Kỹ năng phân tích vấn đề khi gặp tình huống về điện - Ảnh: Internet
3.3 Kỹ năng lập kế hoạch
Công việc của kỹ sư cơ điện là rất nhiều, vì thế họ cần có kỹ năng lập kế hoạch để đảm bảo thực hiện đầy đủ các công việc được giao. Việc lập kế hoạch cho thấy rằng việc nào nên ưu tiên, việc nào có thể tạm hoãn. Ngoài ra, điều này còn giúp dự trù những tình huống phát sinh xảy ra, từ đó kịp thời xử lý.
3.4 Kỹ năng lập trình
Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với những người làm trong nghề liên quan đến kỹ thuật. Trong công việc này, sẽ có lúc kỹ sư cơ điện sẽ phải dùng đến việc phân tích dữ liệu và hệ thống nhúng mã. Vì thế, ngôn ngữ lập trình là thứ mà kỹ sư cơ điện cần phải biết để sử dụng.
4. Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư cơ điện
Để có thể ứng tuyển vào vị trí kỹ sư cơ điện, ứng viên phải đạt được một số điều kiện sau:
● Ít nhất có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc cơ khí điện.
● Có kinh nghiệm làm việc trong công việc cơ điện trước đây.
● Có hiểu biết nhất định về kỹ thuật điện và tiêu chuẩn an toàn, quy trình sản xuất điện.
● Có khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực từ công việc.
● Có sức khỏe tốt, có thể đi công tác các tỉnh nếu được phân công.
● Khả năng đọc bản vẽ, xây dựng và thiết kế trong các hạng mục liên quan bằng phần mềm thiết kế.
● Khả năng quản lý công việc, làm việc nhóm, thuyết trình,...
● Khả năng chịu được áp lực cao, tính nhanh nhẹn, hoạt bát và có trách nhiệm với công việc đảm nhận.
5. Thu nhập của kỹ sư cơ điện
Nghề kỹ sư cơ điện hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của thị trường và các doanh nghiệp. Yêu cầu công việc của một kỹ sư điện khá khắt khe và đòi hỏi có chuyên môn, vì vậy mức lương của vị trí này cũng tương xứng. Theo ghi nhận của CareerBuilder dựa vào thống kê hơn 150 công việc kỹ sư điện thì mức lương kỹ sư cơ điện hiện tại trung bình là 11 triệu đồng/tháng. Cụ thể: